Kinh nghiệm học môn Pháp luật kinh tế AOF

Trước kia mình có tải về một số file PLKT, cũng như bài chia sẻ kinh nghiệm của anh/chị khóa trước, bạn nào cần có thể tham khảo thêm nhá!

“Trước hết cũng nói luôn đây là kinh nghiệm cá nhân thôi, nên có thể ko phù hợp với tất cả mọi người. Thứ 2, đây là tớ bổ sung thêm phần chia sẻ của anh Nguyễn Hồng Thái mà có bạn nào đăng trước đó.”

1. Cách học

  • Môn này khối lượng kiến thức rất nhiều, đòi hỏi nắm chắc và chính xác tuyệt đối nên khuyên thật lòng là các bạn nên học ngay từ đầu. Chứ đợi 2, 3 ngày trc thi mới bỏ ra, học đề cương ở quán thì cải thiện là đương nhiên.
  • Trong quá trình học trên lớp phải thật tập trung, vì các cô thường nhắc ở phần này ngta có thể hỏi những câu gì câu gì, nhanh tay ghi lại chứ ko chỉ ghi mỗi câu hỏi về nhà là ko đủ.
  • Sau mỗi buổi các bạn nên tóm tắt thành SƠ ĐỒ tư duy, hoặc sơ đồ cây, xem xem trong chương đó có những mục gì, trong mỗi mục, có những câu gì, trả lời câu đó như thế nào. Làm như vậy có thể giúp hệ thống hóa kiến thức một cách tổng quát, nhớ 1 lần, và khi ôn lại không bị lẫn lộn giữa phần này phần kia (VD: TH giải thể khác điều kiện giải thể? Hoặc học đến chương 2 có phần các loại hình doanh nghiệp thì nên kẻ bảng ra so sánh 5 loại hình đấy dựa vào đặc điểm của chúng: Vốn điều lệ, thành viên, trách nhiệm hữu hạn về tài sản trong KD, huy động vốn bằng chứng khoán…thường 2 cái gần gần nhau như công ty TNHH 1 TV và DN tư nhân thì xếp cạnh nhau cho dễ thấy điểm khác biệt).

2. Ôn thi

  • Lúc học thì chúng ta đi chiều xuôi, nghĩa là hấp thụ kiến thức để hiểu, còn khi ôn thi thì cách hay đó là học theo kiểu lỗi sai. Tức là, trong mỗi phần, sẽ có những phần học sinh hay mắc phải: Ví dụ như “ai là người có quyền/ nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu tòa mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp tư nhân mất khả năng thanh toán” thì các bạn sau khi nói là “chủ doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu…” thường quên ko nói tiếp cụm từ “ khi doanh nghiệp tư nhân mất khả năng thanh toán” và thế là mất điểm. Vậy nên, khi ôn đến phần nào, trong đầu phải luôn nghĩ ra “Phần này mình có thể bị trừ điểm ở những chỗ nào” (Do các thầy cô môn Pháp luật chấm rất chặt tay, bắt lỗi.. sai 1 từ có thể sai cả câu). Từ đó, đánh dấu bút nhớ, khoanh đỏ hay làm gì đó lòe loẹt vào cái chỗ ấy cho não nó đc kích thích để nhớ lâu). Đảm bảo lúc vào phòng thi sẽ không mắc phải nữa.
  • Cái này chắc ko cần nói nhưng 1 phương pháp nữa là các bạn ghi âm lời cô giáo giảng, xong đến lúc ôn thi có phần nào quên, chưa rõ mở ra nghe. (ko khuyến khích share file ghi âm public đâu nhé, vì ảnh hưởng đến nhiều thứ, các bạn thông minh chắc sẽ hiểu).
  • Về tài liệu: Đợt vừa rồi, học ở Minh Tân, Huy Dương, chả cái nào trúng, mà còn trả lời sai, thiếu be bét ra. Thế nên khuyên các bạn là học theo sách và tài liệu cô giáo phát, tất cả các phần được giảng viên nhắc, đừng nuôi hi vọng sẽ rút ngắn đc nội dung học làm gì. Cô giáo t là cô Thanh trưởng bộ môn là ko có cái đề cương nào của cô Thanh đâu, ngoài quán ngta câu view câu khách nên nói thế thôi. Hơn nữa, mỗi đợt thi 1 GV ra 20 câu/đề. Tập hợp lại thì số lượng đề khủng mức nào các bạn đủ hiểu rồi đó. Tuy nhiên, kiến thức cốt lõi thì vẫn thế, chỉ cần học trong sách, hiểu bản chất thì ngta xoay thế nào cũng tuôn ra đc tuốt, mà còn tuôn chuẩn)
  • Thời gian ôn: Nhiều bạn ko kiểm soát được lịch ôn tập nên thường rối, phân bổ thời gian chưa hợp lí, dẫn đến có chỗ thuộc kĩ có chỗ lại chưa đọc đến. Để đảm bảo hiệu quả ôn tập, khi có lịch nghỉ ôn thi (nghỉ ôn nhé, ko phải lịch thi) trước 1 tuần, các bạn hãy chia ra, mỗi ngày học 1 chương, chương 2, chương 3 dài thì ôn nhiều, chương 1,6 tương tự nhau ôn ít thời gian hơn để hiểu sâu hơn những phần chưa hiểu và thuộc luôn những phần dễ hiểu). Sau đó, trước ngày thi 3,4 ngày (tức là khoảng cách giữa các môn thi ấy) thì đảo lại 1 lần nữa, tuy nhiên, lần này do đã ôn sơ sơ, và hiểu sâu nên thuộc sẽ nhanh hơn. Khi ôn hãy dùng cái sơ đồ các bạn đã vẽ, liên kết các phần để xem thứ tự của chúng trong chương. Đặc biệt chú ý những lỗi sai, nhầm lẫn hay mắc phải, ghi riêng ra 1 tờ giấy. trước giờ thi cầm tờ đấy, đọc lướt qua).

Như vậy, các bạn đã ôn 3 lần. theo khoa học thì khi được lặp lại như vậy, não bộ sẽ ghi nhớ tốt hơn.

3. Lúc thi

Cấu trúc đề gồm 5 câu: 1 câu trình bày (học thuộc hoàn toàn trong sách), 1 câu giải thích (đúng sai) hoặc chứng minh, 1 câu cho ví dụ, 1 câu tình huống, 1 câu so sánh phân biệt.

Lúc thi tớ nhận ra 1 điều là, câu cuối, câu tình huống sẽ rất dài, nhân lúc cô đọc đề chẵn, nếu mình đề lẻ thì mình để cách chỗ trống viết tình huống sau đó trả luôn 4 câu trên đề mình đi, nhớ gì viết nấy, nếu ko thì sẽ ko kịp đâu vì ngoài trả lời câu hỏi còn phải viết khái niệm, blab la dây dưa xung quanh nên sẽ rất dài. Chưa kể nếu gặp câu hỏi lạ thì còn mất thời gian suy nghĩ.

Nhớ học thuộc hết các khái niệm, trước khi trả lời phải nêu các khái niệm quan trọng liên quan đầu tiên. Chẳng hạn “chứng minh công ty TNHH1TV…” thì tất nhiên phải nêu khái niệm công ty TNHH1TV trước.

1) Câu giải thích chứng minh: thì thường dựa vào đặc điểm để trả lời:- Giải thích (đúng hay sai): 1) Trả lời thẳng luôn là đúng hay sai. 2) Nêu khái niệm liên quan. 3) Nêu các đặc điểm (điều kiện). 4) Nêu lí do đúng hay sai (đúng vì thỏa mãn tất cả các điều kiện, sai vì không thỏa mãn ít nhất một trong các điều kiện)

– Chứng minh (chứng minh rằng, tại sao nói….): 1) Khái niệm 2) Đặc điểm 3) Chứng minh dựa vào các đặc điểm

LƯU Ý: nhớ nói rõ thỏa mãn hay không thỏa mãn điều kiện gì. Nếu thỏa mãn thì vẫn phải nói lại một lần nữa là nó thỏa mãn như thế nào (biểu hiện như nào).

Giả dụ: chứng minh công ty hợp danh có tư cách pháp nhân. Sau khi nêu các đặc điểm của pháp nhân thì ta nêu xem công ty hợp danh thỏa mãn đặc điểm đó như nào. Chẳng hạn đặc điểm “được thành lập hợp pháp” thì nói là “công ty hợp danh được đăng ký thành lập theo các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam”. Nghe có vẻ như bị lặp lại bên trên nhưng nếu thiếu sẽ mất điểm.

2) Câu cho ví dụ:

1) Cho ví dụ. 2) Nêu các khái niệm liên quan (và đặc điểm, nếu cần). 3) Phân tích xem ví dụ thỏa mãn đề bài như thế nào.

Chẳng hạn ví dụ về hợp đồng mua bán hàng hóa vô hiệu thì phải 1) lấy ví dụ 2) Khái niệm hợp đồng mbhh. Điều kiện để hợp đồng có hiệu lực 3) giải thích tại sao ví dụ mình lấy lại là hợp đồng vô hiệu (vi phạm điều kiện nào mà lại không có hiệu lực)

LƯU Ý: Nếu đề như trên thì phải lấy ví dụ đúng là hợp đồng mua bán hàng hóa, không nhầm sang hợp đồng cung cấp dịch vụ,… Tuy nhiên không cần chứng minh ví dụ mình lấy là hợp đồng mbhh, chỉ cần chứng minh nó vô hiệu.

3) Câu tình huống:

Trả lời tập trung vào câu hỏi. Đầu tiên cũng 1) Nêu khái niệm liên quan (+ đặc điểm, điều kiện nếu cần). 2) Trả lời câu hỏi và giải thích tại sao lại thế (giống mấy dạng câu hỏi trên kia). 3) Nêu một số điểm đáng lưu ý hoặc dễ gây nhầm lẫn nếu cần (để làm rõ hơn tại sao)

Bước thứ 3 chỉ để làm rõ hơn. Giả dụ nếu đề hỏi đại loại như “nếu công ty A kiện công ty B ra tòa thì có cần hòa giải không?”. Ta có thể phân biệt Hòa giải ngoài tố tụng (là một phương thức giải quyết tranh chấp thương mại riêng biệt) và Hòa giải trong tố tụng (là một thủ tục bắt buộc của phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án). Phân biệt qua một chút để người ta biết là mình hiểu vấn đề thôi, không cần phân biệt quá chi tiết.

4) Câu so sánh phân biệt:

1) Nêu các khái niệm 2) So sánh (giống và khác) hoặc phân biệt (khác) dựa vào các đặc điểm

5) Câu trình bày (trình bày, nêu, cho biết…):

Làm như bình thường. 1) Khái niệm. 2) Các ý cần trình bày.

Dạng câu này chỉ cần học thuộc trong sách chứ không cần nhiều “kĩ năng”

(*) Chú ý khi làm bài thi:

– Nên viết nhanh, nghĩ đến đâu viết đến đó để có thời gian xem lại.

– Kẻ lề để cho dễ nhìn, nếu thiếu gì còn có chỗ thêm vào.

– Hết sức chú ý câu chữ, cách dùng từ. Chẳng hạn không có “công ty tư nhân” mà chỉ có “doanh nghiệp tư nhân”. Hay “phá sản” với “lâm vào tình trạng phá sản”,…

P/s: Thật ra là trên đây là kinh nghiệm t đúc rút lại, chứ lúc ôn thi t ko làm thế này, bây h hối hận nên ngồi truyền thụ bí kíp cho các bạn đợt thi sau. Chúc mn được A!

| Tác giả: Ha Thi Nguyen


Thêm bình luận