Xác suất thống kê HVTC học gì, thi gì?

Mến chào em, có phải em đang mông lung về môn học Xác Suất Thống Kê – HVTC? Hãy cùng chị tìm hiểu ngay dưới đây nhé.

⌵ Khóa CẤP TỐC môn XÁC SUẤT THỐNG KÊ [xem ngay]

Nội dung chính

**Chương 1: Xác suất và biến cố

  • Dạng 1: CT tổng, tích các biến cố. CT XS có điều kiện.
  • Dạng 2: CT XS đầy đủ và CT Bayes.

**Chương 2: Đại lượng ngẫu nhiên

  • Dạng 1: ĐLNN 2 chiều. Tính các tham số đặc trưng của ĐLNN.
  • Dạng 2: Quy luật phân phối nhị thức/ quy luật phân phối chuẩn or kết hợp.

**Chương 3: Ước lượng tham số: Ước lượng vọng toán, phương sai, tỷ lệ

**Chương 4: Bài toán kiểm định, so sánh các tham số: về vọng toán, phương sai

✅ Cấu trúc đề thi (Đề gồm 3 câu – Thời gian: 60 phút)

  • Câu 1 (3đ): Chương 1.
  • Câu 2 (2đ): Chương 2.
  • Câu 3 (5đ): Chương 3 và 4.

Một số lưu ý khi ôn tập

**Xác Suất Thống Kê không phải là 1 môn học khó so với những môn 3 tín, nhưng cũng có nhiều yêu cầu rất quan trọng trong cách trình bày, nếu các em sử dụng CT ngoài chương trình học hoặc sai các bước làm 1 bài thì sẽ bị trừ kha khá điểm, hay thậm chí là không có điểm.

**Phương pháp học Xác Suất Thống Kê thì ngoài chú ý tập trung nghe giảng trên lớp, các em nên làm thêm các ví dụ và bài tập trong SBT, vì SBT là 1 ngồn tài liệu rất đáng tin cậy, và bài tập cũng rất đa dạng không chỉ với đề đóng mà còn có các dạng của đề mở.

**Một vấn đề quan trọng nữa đó là tổng hợp các công thức cũng như trình tự làm bài của từng dạng. Em nên take note các công thức, ký hiệu và lấy thêm một vài ví dụ, khi đó đồng thời các bạn cũng sẽ hiểu rõ hơn về bản chất của các khái niệm.

Ví dụ: Có 4 quan hệ giữa các biến cố, đó là:

1. Đối lập: A và Ā

Ví dụ: Phép thử: Tung 1 con xúc xắc

A là biến cố: “Xuất hiện mặt có số chấm >3”

→ Ā là biến cố: “Xuất hiện mặt có số chấm ≤3”

CT: A+Ā=U; A.Ā=V

Note: Chỉ có 2 biến cố đối nhau chứ KHÔNG có nhiều biến cố đối nhau.

2. Xung khắc: Không thể đồng thời xảy ra

B là biến cố: “Xuất hiện mặt có số chấm <3”

→ A và B xung khắc.

CT: A.B=V

Note:

– Có thể có nhiều biến cố xung khắc từng đôi.
– Hai biến cố đối nhau thì xung khắc nhưng xung khắc thì chưa chắc đối lập.

3. Tương tự với 2 quan hệ độc lập và phụ thuộc

Sau khi đã nắm vững kiến thức thì mình sẽ bắt đầu luyện đề và căn thời gian như lúc đi thi.

Về đề thi, em có thể tham khảo một số đề thi các năm trước trong nhóm Kho đề thi HVTCCộng đồng Tài liệu HVTC hoặc page Tài liệu HVTC.

Về tài liệu và khóa ôn cấp tốc em có thể tham khảo tại đây nhé:

⌵ Khóa tổng ôn CẤP TỐC từ con số 0 môn XÁC SUẤT THỐNG KÊ [tại đây]

⌵ Tài liệu ôn thi XÁC SUẤT THỐNG KÊ [tại đây]

⌵ Giải đề thi XÁC SUẤT THỐNG KÊ [tại đây]

Chúc em học và thi tốt!

| Tác giả: Linh Nguyễn – Mentor Xác suất thống kê tại Gapoti Co. Ltd


Bình luận1

Thêm bình luận