Chia sẻ kinh nghiệm học môn Phân tích tài chính doanh nghiệp AOF

1. Tổng quan về môn học

Đây là môn học 3 tín chỉ. Có 2 quyển sách giáo trình:

  • Quyển bìa nâu: dành cho chuyên ngành kế toán, kiểm toán và tài chính doanh nghiệp.
  • Quyển bìa vàng: dành cho một số chuyên ngành còn lại.

2. Những nội dung trọng tâm cần lưu ý

a, Chương 1 (cần nắm rõ)

  • Các phương pháp phân tích TCDN (đánh giá, phân tích nhân tố và dự đoán)
  • Các kỹ thuật phân tích TCDN (kỹ thuật phân tích dọc, kỹ thuật phân tích ngang, phân tích qua hệ số và phân tích độ nhạy)

b, Chương 2

  • Cần nắm chắc về: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bản thuyết mình báo cáo tài chính. Có thể tham khảo thông tư 200 để hiểu rõ hơn về các bảng này.
  • Hiểu được cách lập các bảng về phần tích khái quát tình hình TCDN (bảng phân tích quy mô TCDN, cấu trúc tài chính cơ bản của dn, khái quát khả năng sinh lời của DN).

c, Chương 3 (cần chú ý 3 nội dung)

  • PT tình hình nguồn vốn của DN
  • PT hoạt động tài trợ của DN
  • PT chính sách đầu tư của DN

d, Chương 4

  • PT tình hình tài sản
  • PT hiệu suất sử dụng vốn trong doanh nghiệp (vốn kinh doanh, vốn lưu động, hàng tồn khó và vốn thanh toán)
  • PT khả năng sinh lời của vốn trong DN (BEP, ROA, ROE)

e, Chương 5

  • Đánh giá chung về kết quả kinh doanh của DN
  • PT tình hình công nợ và khả năng thanh toán

3. Tổng quan về đề thi

a, Đề đóng: gồm 2 câu

  • Câu 1: đề cho 1 bảng thiếu một số chỉ tiêu yêu cầu chúng ta phải tính toán và điền vào bảng, sau đó tiến hành phân tích.
  • Câu 2: dựa vào số liệu đề bài cho lập bảng theo yêu cầu rồi tiến hành phân tích và đánh giá.

b, Đề thi dạng tiểu luận: có thể cho một doanh nghiệp cụ thể và yêu cầu thực hiện đánh giá và phân tích một số bảng

4. Những lưu ý

a, Dù thi dưới hình thức nào thì các bạn cũng cần:

  • Nắm được các bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Biết cách lập bảng, các chỉ tiêu trong bảng và ý nghĩa các chỉ tiêu đó
  • Khi phân tích (nhận xét) phải có nhận xét khái quát, chi tiết và đưa ra kết luận, kiến nghị.

Đây là những kinh nghiệm của cá nhân mình khi học môn Phân tích tài chính doanh nghiệp. Hi vọng nó sẽ hữu ích với 1 số bạn. Dưới đây là một bảng phân tích mẫu về khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE). Các bạn có thể tham khảo nhé. Chúc các bạn có một mùa thi thành công!

| Tác giả: Ánh Nguyệt – Bài phân tích mẫu về khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)


Thêm bình luận